Thạc sỹ

Kỹ thuật Điện tử

Trình độ đào tạo:                      Thạc sĩ

Ngành đào tạo:                         Kỹ thuật điện tử

Mã ngành:                                 8520203

Định hướng:                             Nghiên cứu

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ CHUẨN ĐẦU RA

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử theo định hướng nghiên cứu có mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người học, giúp người học nắm vững kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, tiếp cận những vấn đề kỹ thuật và công nghệ mới; có phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ năng chuyên môn phù hợp để hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện, khám phá, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Kỹ thuật điện tử; có khả năng sử dụng hiệu quả các kiến thức chuyên ngành Kỹ thuật điện tử để thực hiện các công việc ở các vị trí khác nhau, có thể tiếp tục học lên ở bậc tiến sĩ Kỹ thuật điện tử sau khi học bổ túc một số kiến thức cơ sở ngành theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ Kỹ thuật điện tử. Đồng thời chương trình đào tạo này có mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về Kỹ thuật điện tử cho cả nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1.Về kiến thức

a) Kiến thức chung

-  Có khả năng vận dụng kiến thức triết học, lý luận chính trị Mac – Lenin, phương pháp tư duy biện chứng, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo trong việc tìm tòi, phát hiện các vấn đề kỹ thuật điện tử trong thực tiễn.

- Có khả năng vận dụng ngoại ngữ để tiếp cận các công bố quốc tế phục vụ cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cũng như giao lưu với các học giả trong và ngoài nước.

b) Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo; có tư duy phản biện, có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để phát triển kiến thức mới và tiếp tục cho công việc nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ.

- Hiểu và sử dụng thành thạo một số phương pháp và công cụ mô phỏng phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sâu hơn các học phần khác.

- Hiểu, vận dụng và có khả năng trình bày lại các kiến thức nâng cao và chuyên sâu về các lĩnh vực xử lý tín hiệu, thiết kế mạch tích hợp, mạng truyền thông không dây,lập trình điều khiển, robotics … phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như làm chủ công nghệ mới liên quan đến lĩnh vực này.

- Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Điện tử và viễn thông nói chung và chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử nói riêng, đồng thời có kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào các hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng nghiên cứu, tư duy sáng tạo nhằm phát hiện những điểm mới và giải quyết được các vấn đề thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử.

c) Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp

- Đề tài luận văn phải là một vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực điện - điện tử - truyền thông.

- Luận văn là kết quả lao động của chính học viên và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của người khác.

- Nội dung luận văn thể hiện được các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực điện - điện tử - truyền thông.

- Kết quả của luận văn thể hiện được khả năng vận dụng phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành kỹ thuật điện tử.

1.2.2. Về kỹ năng

a) Kĩ năng nghề nghiệp

- Có khả năng tham gia giảng dạy trong lĩnh vực điện - điện tử - truyền thông.

- Có khả năng nghiên cứu và làm việc một cách chủ động và độc lập.

- Có khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách khoa học.

- Có khả năng tổ chức nghiên cứu và xây dựng kế hoạch làm việc.

- Có khả năng thu thập thông tin khoa học, tiếp cận các vấn đề thực tiễn,
vận dụng hiệu quả và sáng tạo các thành tựu khoa học kỹ thuật trong các vấn đề liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

- Có khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ, dây chuyền hiện đại trong lĩnh
vực điện tử.

- Có khả năng tư duy logic, tư duy hệ thống, tư duy liên ngành và đa ngành.

- Có kỹ năng phân tích sâu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực điện - điện tử - truyền thông.

- Có kỹ năng thuyết trình và tranh luận khoa học.

b) Kĩ năng bổ trợ

- Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và hội nhập được trong môi trường
quốc tế.

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ tương đương chuẩn B1 của Khung tham chiếu Châu Âu (đối với tiếng Anh: tương đương 550 TOEIC, 4,5 IELTS hoặc 477 TOEFL)

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ chuyên ngành trong đọc tài liệu và trình bày vấn đề.

1.2.3. Về phẩm chất đạo đức

a) Trách nhiệm công dân:

Là một công dân tốt, có các phẩm chất đạo đức xã hội như có lòng yêu nước, có ý thức phục vụ nhân dân, có trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng, có ý thức chấp hành đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước, …

b) Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ:

- Có đạo đức tốt, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp.

- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như trung thực và trách nhiệm trong công việc, có ý thức cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có tinh thần độc lập trong công việc và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức dân tộc.

- Có phẩm chất đạo đức cá nhân như có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức tốt, năng động, tự chủ, chính trực, có ý thức phản biện, có tinh thần cầu tiến.

c) Thái độ tích cực, yêu nghề:

- Say mê, tận tâm với công việc. Luôn tích cực, chủ động đóng góp ý kiến và sáng tạo trong công việc.

2. Chuẩn đầu ra

Ngay khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, học viên có (khả năng):

2.1. Yêu cầu về kiến thức

SO1. Có khả năng xác định, xây dựng và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức hợp bằng cách áp dụng các nguyên lý kỹ thuật, khoa học và toán học chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử.

SO2. Có khả năng áp dụng thiết kế kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử để tạo ra các giải pháp đáp ứng các nhu cầu cụ thể có xem xét to các yêu tố sức khỏe cộng đồng, an toàn và phúc lợi, cũng như các yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.

2.2. Yêu cầu về kỹ năng và thái độ

SO3. Có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều đối tượng khác nhau.

SO4. Có khả năng nhận ra trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống kỹ thuật và đưa ra những đánh giá đúng đắn có xem xét tác động của các giải pháp kỹ thuật của lĩnh vực điện tử trong bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

SO5. Có khả năng làm việc hiệu quả trong một nhóm mà các thành viên được cung cấp cơ hội lãnh đạo, cung nhau tạo ra một môi trường hợp tác và toàn diện, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu.

SO6. Có khả năng để phát triển và tiến hành thử nghiệm thích hợp, phân tích và giải thích dữ liệu cũng như sử dụng đánh giá (phán đoán) kỹ thuật để đưa ra kết luận.

2.3. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

SO7. Có khả năng tiếp thu và áp dụng kiến thức mới khi cần thiết bằng cách sử dụng các chiến lược học tập phù hợp.

2.4. Vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau tốt nghiệp

Học viên cao học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử có khả năng:

-  Nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm trong các đơn vị nghiên cứu và giáo dục.

-  Tham gia giải quyết những vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Kỹ thuật điện tử, máy tính, viễn thông, tự động hoá, điện tử y sinh tại các doanh nghiệp, nhà máy.

-  Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan sản xuất, kinh doanh có liên quan đến Kỹ thuật điện tử.

2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, thạc sĩ Kỹ thuật điện tử có khả năng trực tiếp tham gia các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy; hoặc tham gia hoạt động thực tiễn; hoặc có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử.

II. Thời gian đào tạo:

Thời gian đào tạo thạc sĩ chuẩn là 1.5 năm (một năm rưỡi). Tuy nhiên, thời gian kéo dài được phép là 1.5 năm.

III. Khối lượng kiến thức toàn khóa:

-     Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:              45 tín chỉ, trong đó:

-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):                          5 tín chỉ

-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                25 tín chỉ

      + Bắt buộc:                                                           15 tín chỉ

      + Lựa chọn:                                                           10 tín chỉ

-     Luận văn thạc sĩ:                                                15 tín chỉ

IV. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

4.1. Yêu cầu đối với người dự tuyển về văn bằng và ngành học

4.1.1. Quy định về văn bằng

Người dự thi tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật điện tử theo định hướng ứng dụng cần phải có bằng tốt nghiệp đại học kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử và viễn thông (ngành đúng, ngành phù hợp) hoặc ngành gần với ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử và viễn thông (đã học bổ sung các học phần kiến thức theo quy định). Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

- Danh mục các ngành đúng:

Đã tốt nghiệp đại học ngành: Kỹ thuật Điện- Điện tử, Điện tử và viễn thông

- Danh mục các ngành phù hợp:

Đã tốt nghiệp đại học ngành: Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử, Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa,.

- Danh mục các ngành gần gồm: khoa học máy tính, kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, và đã học bổ sung kiến thức các học phần dưới đây.

- Danh mục các học phần bổ túc kiến thức:

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Xử lý tín hiệu số

3

2

Mạch và linh kiện điện tử

3

3

Hệ vi xử lý và giao diện

3

4.1.2. Kinh nghiệm nghề nghiệp của người dự tuyển

Người có bằng tốt nghiệp đại học kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử hoặc phù hợp với ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử có thể dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những thí sinh còn lại phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác.

4.1.3. Môn thi tuyển

Môn cơ bản: Toán cao cấp A1.

Môn cơ sở: Xử lý tín hiệu số.

Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh.

4.2. Điều kiện miễn thi

Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh của Trường Đại học Duy Tân của từng năm.

V. QUI TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

- Học viên theo học chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật điện tử theo định hướng nghiên cứu phải hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo, đạt điểm 5 trở lên. Đối với mỗi học phần, học viên phải đến lớp (kể cả lớp trực tuyến) tham gia học tập ít nhất 60% thời gian học và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của học phần như thảo luận, viết tiểu luận.

- Học viên phải hoàn thành luận văn đúng thời hạn quy định và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.

- Học viên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ khác theo quy định của Trường Đại học Duy Tân và Bộ GD&ĐT.

- Đáp ứng các yêu cầu khảo sát chuẩn đầu ra tốt nghiệp theo Quy chế đào tạo sau đại học do Trường Đại học Duy Tân ban hành.

VI. Thang điểm:

- Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được tính theo thang điểm 10;

- Điểm học phần là tổng của tất cả các điểm bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng sau đó chuyển thành điểm chữ:

A (8,5 – 10) Giỏi

B (7,0 – 8,4) Khá

C (5,5 – 6,9) Trung bình

D (4,5 – 5,4) Trung bình yếu

F (dưới 4,0) Kém

- Theo quy chế của Bộ GD&ĐT: tính điểm trung bình chung:

A tương ứng với 4

B tương ứng với 3

C tương ứng với 2

D tương ứng với 1

F tương ứng với 0

VII. Cấu trúc chương trình đào tạo

-     Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:           45 tín chỉ, trong đó:

-     Khối kiến thức chung (bắt buộc):                          5 tín chỉ

-     Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                25 tín chỉ

      + Bắt buộc:                                                           15 tín chỉ

      + Lựa chọn:                                                          10 tín chỉ

-     Luận văn thạc sĩ:                                                15 tín chỉ

VIII. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

8.1. Khung chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử

STT

Mã số học phần

Tên môn học

Khối lượng (Tín chỉ)

Tổng số TC

Lý thuyết

TH/TN/TL

Phần I:  Kiến thức chung

5

4

1

1

PHI 550

Triết học

3

3

0

2

PHI 600

Phương pháp luận NCKH

2

1

1

Phần II:  Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

25

 

 

I. Các học phần bắt buộc

15

10

5

1

EE 608

Xử lý tín hiệu ngẫu nhiên

3

2

1

2

CR 651

Kiến trúc máy tính tiên tiến

3

2

1

3

EE 603

Lý thuyết thông tin và mã hoá

3

2

1

4

CR 686

Thiết kế vi mạch VLSI

3

2

1

5

EE 684

Thông tin số

3

2

1

II. Các học phần tự chọn (Học viên chọn 10/30 tín chỉ của các học phần tự chọn)

10

 

 

1

EE 682

Thông tin vô tuyến

3

2

1

2

CS 677

Mật mã hoá và an ninh mạng

3

2

1

3

EE 720

Thiết kế vi mạch tương tự

3

2

1

4

EE 743

Kỹ thuật logic nhanh

3

2

1

5

CS 715

Xử lý ảnh số và kỹ thuật đa phương tiện

3

2

1

6

EE 723

Mạch siêu cao tần và tích hợp

3

2

1

7

EE 725

Thiết kế mạch tối ưu

3

2

1

8

EE 735

Các hệ thống thông tin mạng di động

3

2

1

9

EE 754

Thiết kế DSProcessor, FPGA và ứng dụng trong hệ thống viễn thông

3

2

1

10

CR 733

Thiết kế hệ thống nhúng

3

2

1

11

EE 745

Chuyên đề 01: Thiết kế và chế tạo vi mạch

1

0

1

12

EE 746

Chuyên đề 02: Thiết kế mạch tối ưu

1

0

1

13

EE 747

Chuyên đề 03: Thiết kế mạng vô tuyến

1

0

1

Phần III. Luận văn tốt nghiệp

15

0

15

14

EE 749

Luận văn tốt nghiệp

15

0

15

 

 

Tổng cộng:

45

 

 

 8.2. Phân bổ thời lượng dự kiến

TT

Học kỳ

Số tín chỉ cần tích lũy

Ghi chú

1

Học kỳ 1

14

Học viên vừa học, vừa có thể tự tích lũy thêm ngoại ngữ

2

Học kỳ 2

16

Học viên vừa học, vừa có thể tự tích lũy thêm ngoại ngữ

3

Học kỳ 3

15

Học viên thực hiện và bảo vệ luận văn

 IX. Kế hoạch đào tạo

STT

Mã số học phần

Tên môn học

Khối lượng (Tín chỉ)

Học kỳ I:

14

Bắt buộc:

 

14

1

PHI 550

Triết học

3

2

PHI 600

Phương pháp luận NCKH

2

3

EE 608

Xử lý tín hiệu ngẫu nhiên

3

4

CR 651

Kiến trúc máy tính tiên tiến

3

5

EE 603

Lý thuyết thông tin và mã hoá

3

Tự chọn:

 

0

Học kỳ II: (Bắt buộc: 6 tín chỉ và chọn 10 tín chỉ còn lại)

16

Bắt buộc:

 

5

1

CR 686

Thiết kế vi mạch VLSI

3

2

EE 684

Thông tin số

3

Tự chọn - Chọn 4-5 trong số 15 học phần sau:

10

1

EE 682

Thông tin vô tuyến

3

2

CS 677

Mật mã hoá và an ninh mạng

3

3

EE 720

Thiết kế vi mạch tương tự

3

4

EE 743

Kỹ thuật logic nhanh

3

5

CS 715

Xử lý ảnh số và kỹ thuật đa phương tiện

3

6

EE 723

Mạch siêu cao tần và tích hợp

3

7

EE 725

Thiết kế mạch tối ưu

3

8

EE 735

Các hệ thống thông tin mạng di động

3

9

EE 754

Thiết kế DSProcessor, FPGA và ứng dụng trong hệ thống viễn thông

3

10

CR 733

Thiết kế hệ thống nhúng

3

11

EE 745

Chuyên đề 01: Thiết kế và chế tạo vi mạch

1

12

EE 746

Chuyên đề 02: Thiết kế mạch tối ưu

1

13

EE 747

Chuyên đề 03: Thiết kế mạng vô tuyến

1

Học kỳ III. Luận văn tốt nghiệp

15

14

EE 749

Luận văn tốt nghiệp

15