Tin Tức

Thông tin về chuyên ngành đào tạo Hệ Thống Nhúng

  • 04/03/2019
  • Tin Tức

  1. Điều kiện đăng ký tuyển sinh

Học sinh Tốt nghiệp phổ thông trung học và có điểm thi tốt nghiệp PTTH  >= điểm chuẩn qui định.

  1. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được

Ngay khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Hệ thống nhúng sinh viên có:

  • Kiến thức:

-         Khả năng vận dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn.

-         Khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, cũng như khả năng phân tích và giải thích các kết quả thí nghiệm.

-         Khả năng tư vấn, thiết kế một hệ thống, thành phần hệ thống hoặc quy trình đáp ứng nhu cầu thực tiễn về kinh tế, môi trường, xã hội, an toàn lao động và sản xuất bền vững.

-         Có kiến thức về các vấn đề thời sự đương đại trong lĩnh vực Hệ thống nhúng.

  • Kỹ năng:

-         Khả năng lập trình, thử nghiệm, vận hành các hệ thống, thiết bị cũng như giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Hệ thống nhúng và các lĩnh vực liên quan.

-         Khả năng sử dụng các thiết bị, công cụ kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ cho việc thực hành kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn.

-         Khả năng làm việc hiệu quả trong các các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực

-         Có khả năng giao tiếp, thuyết trình và sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong công việc và đời sống

  • Thái độ:

-         Có ý thức trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp

-         Có tinh thần học hỏi cầu tiến trong học tập cũng như trong công việc.

  • Trình độ ngoại ngữ đạt được

-         Có trình độ ngoại ngữ đạt TOEIC từ 400 trở lên

-         Có trình độ tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh

  1. Các chính sách, hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt cho người học

-         Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động nhằm nâng cao khả năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm cho sinh viên.

-         Tìm kiếm cơ quan thực tập tốt nghiệp cho sinh viên

-         Tổ chức các buối sinh hoạt chuyên đề.

-         Giao lưu với các doanh nghiệp trong ngành nghề Điện- điện tử và các lĩnh vực liên quan

-         Tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học, các cuộc thi kinh tế cộng đồng…

-         Tham gia CLB Điện Tử, CLB bóng đá, CLB Tình nguyện…

-         Tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên.

-         Tham dự các hội thảo về lĩnh vực Hệ thống nhúng và các lĩnh vực liên quan

 IV.            Chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện

    V.            Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

Có khả năng học lên các bậc học cao hơn và có khả năng học tập suốt đời.

 VI.            Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành Hệ thống nhúng có thể làm các công việc sau:

-         Tư vấn, thiết kế, vận hành, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng các hệ thống, thiết bị trong lĩnh vực hệ thống nhúng, tự động hóa.

-         Các cơ quan thuộc lĩnh vực điện, điện tử, truyền thông thông tin và máy tính

-         Các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực hệ thống nhúng, thiết kế vi mạch như Samsung, Viettel, Intel, Bosch, Renesas (Nhật), Acronic (Mỹ - có chi nhánh tại Tp HCM và ĐN), SDS (Mỹ- có chi nhánh tại HN, Tp HCM và ĐN), công ty Global cybersoft, FPT, VNPT Technology, STECH, CENTIC..

-         Các công ty phần mềm

-         Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Samsung, Sony, Toshiba, Panasonic…

-         Các đơn vị trong ngành quân sự, ngành y tế có sử dụng các thiết bị điện tử, hệ thống lập trình tích hợp và tự động hóa trên cơ sở hệ thống nhúng.

-         Các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu.

Các tin khác