Tin Tức

Ngành Kỹ thuật Điện Tử Viễn Thông và Cơ hội việc làm

  • 17/04/2022
  • Tin Tức

1. Giới thiệu nghành Điện Tử Viễn Thông

Thế giới vốn quá rộng lớn nay đã trở nên nhỏ bé hơn nhiều nhờ sự phát triển của điện tử viễn thông. Một vài thập kỷ trước, việc trò chuyện với một người ở bên kia bán cầu gần như là không thể hoặc là nếu có thì là với một mức giá vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, ngày nay bất cứ ai cũng có thể làm được điều này một cách đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Không chỉ gọi điện mà còn có thể video call. Tất cả là nhờ vào sự phát triển của ngành điện tử viễn thông.

Điện tử viễn thông đóng vai trò nòng cốt đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, nhiều cường quốc trên thế giới không tiếc chi những khoản tiền khổng lồ mỗi năm để thu hút nhân tài trong ngành này

Kỹ thuật điện tử viễn thông (Electronic & communicating engineering - ECE) là một thuật ngữ tương đối rộng. Nó bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau như điện tử tiêu dùng, điện tử tương tự, kỹ thuật điện tử,... và là một trong 5 ngành nghề phù hợp trong thời kỳ chuyển đổi số.

Kỹ sư điện tử viễn thông sẽ là những người nghiên cứu, phát triển và chế tạo các thiết bị và hệ thống điện tử viễn thông hiện đại; Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại tạo nên các thiết bị truyền thông và các thiết bị điện tử: Tivi, điện thoại di động, máy tính, các mạch điều khiển, hệ thống nhúng,...; Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, giúp cho việc trao đổi thông tin được thuận tiện hơn; xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị.

undefined

2. Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ Điện Tử Viễn Thông

Thế giới của chúng ta phát triển song song với tốc độ phát triển của ngành điện tử viễn thông. Những bước phát triển nhảy vọt mà chúng ta thấy được trong ngành công nghệ thông tin và chất lượng cuộc sống phần lớn là nhờ những đóng góp của ngành này. Do đó, không khó để lý giải lý do tại sao nhu cầu tuyển dụng kỹ sư điện tử viễn thông lại liên tục tăng cao đến như vậy trong những năm gần đây.

Trong thập kỷ tới, toàn ngành có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và sẽ tiếp tục tăng cao. Vì vậy, những người chọn đi theo con đường điện tử viễn thông cũng có cơ hội gây dựng sự nghiệp thành công cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác.

Các mặt hàng điện tử tiêu dùng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, tivi thông minh,... cũng ngày càng trở nên phổ biến hơn, không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. Chúng thậm chí trở thành những sản phẩm thiết yếu trong xã hội hiện đại. Điều này lại một lần nữa khẳng định nhu cầu tuyển dụng kỹ sư công nghệ điện tử viễn thông cao trên toàn thế giới nói chung và đối với từng nền kinh tế nói riêng.

3. Vị trí làm việc, cơ hội nghề nghiệp ngành Điện Tử Viễn Thông

Tốt nghiệp Đại học/Cao đẳng chuyên ngành điện tử viễn thông, các bạn sinh viên có thể lựa chọn rất nhiều cơ hội việc làm khác nhau như:

  • Chuyên viên tư vấn, thiết kế, điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh - truyền hình.
  • Chuyên viên thiết kế, quy hoạch, tối ưu mạng.
  • Kỹ sư sản xuất phần mềm trên thiết bị di động.
  • Chuyên viên thiết kế truyền dẫn tại các công ty điện tử viễn thông.
  • Làm việc tại các phòng nghiên cứu và quy hoạch mạng điện, thiết bị điện - điện tử.
  • Làm việc cho các nhà máy công nghệ tự động hóa cao.
  • Giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề điện tử viễn thông.
  • Làm việc trong các công ty chuyên về sản xuất mạch điện tử viễn thông hay truyền thông điện tử.
  • Làm việc ở các cơ quan, đơn vị, nhà máy kinh doanh sản xuất thuộc lĩnh vực điện, điện tử
  • Các đơn vị trong ngành quân sự, y tế có sử dụng các thiết bị điện tử, hệ thống lập trình tích hợp và tự động hóa.
  • Các Viện nghiên cứu, các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.
  • Các đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý dự án
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước như Sở công thương, Sở thông tin truyền thông, Cục kiểm định, Cục quản lý tần số...

Các doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng Kỹ sư Điện tử viễn thông

  • Samsung
  • Foxconn
  • Huawei
  • Hitachi
  • Sony
  • Intel
  • Dell
  • LG Electronics.

Các công ty thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông lớn có trụ sở tại các thành phố của Việt Nam:

  • Công ty viễn thông MOBIFONE
  • Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn Thông CMC Telecom
  • Tập đoàn công nghiệp - viễn thông quân đội VIETTEL
  • Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT
  • Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội
  • Công ty cổ phần Công nghệ TPcoms
  • Công ty Premo

4. Mức lương ngành Điện Tử Viễn Thông

Mức lương kỹ sư điện tử viễn thông được đánh giá là khá hấp dẫn trong thị trường lao động hiện nay, khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng đối với những người chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm. Mức lương này có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng (tương đương với 2,000 USD) đối với những người có tay nghề cao và đảm nhận những công việc phức tạp hơn.

Quy mô công ty, tính chất phức tạp của công việc, trình độ chuyên môn và năng lực của người lao động,... chính là những yếu tố quyết định đến mức lương của kỹ sư ngành điện tử viễn thông.

5. Cơ hội làm việc tại nước ngoài và nâng cao thu nhập

Ngoài ra, những kỹ sư trình độ cao và thành thạo ngoại ngữ có thể lựa chọn ra làm việc tại nước ngoài để nhận mức lương cao hơn. Tại Đông Nam Á, Phillipines là một trong những nước có mức lương trung bình tương đối "khủng" dành cho các kỹ sư điện tử viễn thông, khoảng 305,000 peso/tháng (tương đương trên 140 triệu đồng/tháng).

Tại Mỹ, một trong những nước có ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông phát triển nhất trên thế giới, mức lương trung bình cho một kỹ sư trong ngành này khoảng hơn 86,527 USD/năm tương đương 1,9 tỷ đồng/năm. Tính theo giờ làm việc thì kỹ sư điện tử viễn thông có trình độ sẽ nhận khoảng 23 - 41 USD/giờ (khoảng 500 - 1 triệu đồng/giờ). Đây thực sự là cơ hội tốt cho những người tài năng và tham vọng.

6. Ngành Kỹ thuật Điện Tử Viễn Thông – Đại học Duy Tân

Ngành Kỹ thuật Điện Tử Viễn Thông tại Đại học Duy Tân được đào tạo theo tín chỉ và thời gian học tập: 4.5 năm và được cấp bằng Kỹ sư. Sinh viên được đào tạo theo hướng nghiên cứu kết hợp với thực hành thực tế để đạt được các kỹ năng cần thiết của một kỹ sư theo tiêu chuẩn ABET.

Các phòng thực hành (LAB)  được trang bị cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn của Mỹ, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các Hệ thống Điện – Điện tử sau khi ra trường; Vận hành, bảo trì, sữa chữa, nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử, viễn thông cũng như nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông trong công nghiệp và đời sống dân dụng.

undefined

 

Các tin khác