Tin Tức

Hệ thống nhúng _ Ngành học mới ở ĐH Duy Tân

  • 15/05/2018
  • Tin Tức

  1. Giới thiệu ngành Hệ thống Nhúng

Hệ thống Nhúng là một hệ tính toán (như PLC, vi xử lý, vi điều khiển, DSP, FPGA,…) được nhúng vào trong một hệ thống và thực hiện một số chức năng cụ thể của hệ thống. Nghe thì có vẻ hơi phức tạp nhưng thực chất đó là một bộ phận không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm rất quen thuộc trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày là máy tính, điện thoại di động, ô tô,… Các sản phẩm này hoạt động được là do có một hệ thống Nhúng được tích hợp vào hệ thống chung lớn nhằm điều khiển các sản phẩm này hoạt động. Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện - điện tử như thiết bị viễn thông, đo lường điều khiển, điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng và an ninh quốc phòng,… đều có Hệ thống Nhúng.

Được xác định là một trong những nền tảng để phát triển các thiết bị thông minh cũng như đóng vai trò quan trọng trong Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang cận kề, ngành Hệ thống Nhúng đang được các “ông lớn” trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin trên thế giới dồn sức đầu tư phát triển. Cùng với xu thế đó, việc xuất hiện ngày càng nhiều các đối tác lớn trong ngành Hệ thống Nhúng tại Việt Nam nói chung và Tp. Đà Nẵng nói riêng đã kéo theo nhu cầu khổng lồ về nguồn nhân lực với mức lương hấp dẫn. Do dó, việc tuyển sinh đào tạo ngành Hệ thống Nhúng tại Đại học (ĐH) Duy Tân nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành này.

Với phương châm đề cao các ứng dụng thực tế, ĐH Duy Tân đã trang bị hệ thống các phòng thí nghiệm cực kỳ tiên tiến như các phòng thí nghiệm viễn thông cao cấp, phòng thí nghiệm logic, thực hành điện tử, vi xử lý, robot,… Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Hệ thống nhúng ở Duy Tân được đào tạo đủ các kiến thức liên quan đến kỹ thuật điện tử, có khả năng phân tích, thiết kế vi mạch điện tử (IC) từ khâu thiết kế logic cho đến khâu thiết kế ở mức transistor, thiết kế phần mềm, thiết kế phần cứng và tích hợp giữa phần cứng với phần mềm.

  1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống nhúng được xây dựng nhằm đào tạo ra những kỹ sư phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp; có kiến thức nền tảng tốt cũng như khả năng khai thác hiệu quả các thiết bị điện tử, máy tính, hệ thống nhúng; có kiến thức chuyên ngành đầy đủ để thích ứng cao với cả phần cứng và phần mềm của các hệ thống nhúng khác nhau, tiếp cận nhanh với sự đa dạng sản phẩm đầu ra của hệ thống nhúng như: máy móc tự động trong công nghiệp, trang thiết bị y tế, công nghiệp ô tô, điện tử gia dụng, viễn thông, quốc phòng, …; có những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, kỹ năng tư duy độc lập và tự tin khi tiếp cận tri thức mới; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

  1. Chuẩn đầu ra

Sinh viên tốt nghiệp của chương trình Hệ thống nhúng sẽ:

a. Có khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch.

b.  Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm cũng như khả năng phân tích và diễn giải dữ liệu trong lĩnh vực hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch.

c. Có khả năng thiết kế một hệ thống, bộ phận hoặc quy trình đáp ứng được những yêu cầu mong muốn trong những giới hạn của thực tế như các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, sức khỏe và an toàn, năng lực sản xuất và tính bền vững.

d. Có khả năng làm việc trong những nhóm đa ngành nghề.

e. Có khả năng phát hiện, thiết lập và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch

f. Có hiểu biết về trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức.

g. Có khả năng giao tiếp hiệu quả.

h. Được đào tạo và giáo dục rộng để hiểu được tác động của các giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong các bối cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.

i. Có nhận thức về yêu cầu và năng lực học tập suốt đời.

j. Có hiểu biết về những vấn đề đương đại.

k. Có khả năng sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho làm việc trong lĩnh vực hệ thống nhúng và thiết kế vi mạch.

4. Cơ hội việc làm

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Hệ thống nhúng hiện nay rất lớn. Cụ thể sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc ở:

+ Các cơ quan thuộc lĩnh vực điện, điện tử, truyền thông thông tin và máy tính

+ Các công ty, doanh nghiệp trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực hệ thống nhúng, thiết kế vi mạch như Samsung, Viettel, Intel, Bosch, Renesas (Nhật), Acronic (Mỹ - có chi nhánh tại Tp HCM và ĐN), SDS (Mỹ- có chi nhánh tại HN, Tp HCM và ĐN), công ty Global cybersoft, FPT, VNPT Technology, STECH, CENTIC..

+ Các công ty phần mềm

+ Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Samsung, Sony, Toshiba, Panasonic…

+ Các đơn vị trong ngành quân sự, ngành y tế có sử dụng các thiết bị điện tử, hệ thống lập trình tích hợp và tự động hóa trên cơ sở hệ thống nhúng

+ Các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

  1. Thời gian đào tạo: 4,5 năm
  2. Khối lượng kiến thức toàn khóa:151 tín chỉ
  3. Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương

TÊN NGÀNH

MÃ NGÀNH

TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN

HỌC BẠ THPT

(Kết quả lớp 12)

KẾT QUẢ THI

THPT QUỐC GIA

Hệ thống Nhúng

7850101

1.Toán, Lý, Hoá

2. Văn, Toán, Lý

3. Văn, Toán, Hoá

4. Văn, Toán, Anh

1.Toán, Lý, Hoá

2.Toán, KHTN, Văn

3.Văn, Toán, Lý

4.Văn, Toán, Anh

Các tin khác