Tin Tức

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Hệ thống nhúng - thiết kế vi mạch

  • 16/08/2018
  • Tin Tức

Thiết kế vi mạch là một lĩnh vực rất mới và còn non trẻ ở Việt Nam. Thiết kế vi mạch thường chia làm 3 loại: Thiết kế số (Digital IC), Thiết kế tương tự (Analog IC), Thiết kế tín hiệu hỗn hợp (Mixed-signal). Sản phẩm là chip điện tử, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp (điện tử, CNTT, viễn thông...). Các công ty có thể tự sản xuất chip cho mình, bán thiết kế cho các công ty khác, hoặc thuê các công ty khác sản xuất. Để sản xuất một sản phẩm chip cần qua nhiều giai đoạn: Thiết kế, lập trình, kiểm tra chức năng, layout (nối dây các tín hiệu) và sản xuất.

Nhu cầu hiện nay ngày càng nhiều Công Ty Thiết Kế Vi Mạch nước ngoài vào Việt Nam, nguồn nhân lực Thiết Kế Vi Mạch Việt Nam không  nhiều không thể đáp ứng cho nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài như Renesas,  Marvell, Uniquify, AppliedMicro (AMCC), Intel, ESilicon (SDS), Synapsys, TMA  Solutions, ATVN(Arrive Technology), AWAH, Grey Stones, Splendid, ...

Những Công Ty Vi Mạch tốn hàng triệu USD để làm ra chip, vì vậy họ cần nhiều kỹ sư thiết kế thật tốt và kiểm tra bảo đảm thiết kế không có bất kỳ lỗi nào trước khi sản xuất chip qua Silicon. Sự sai sót của kỹ sư có thể dẫn đến hậu quả vô cùng lớn cả về tài chính và dự án bị trì trệ. Dẫn đến mất khách hàng. Chính vì yêu cầu cao như vậy, người kỹ sư chính là "CỐT LÕI" của Công ty vi mạch bán dẫn. Vì thế mức lương cũng tương xứng với chất xám, nỗ lực bỏ ra và cần từ vị trí cử nhân, kỹ sư trở lên. Vì vậy, bạn phải tốt nghiệp đại học là yêu cầu thiết yếu.

Tại phía Nam có ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM (đào tạo cao học), ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Cần Thơ đang thử nghiệm với các học phần lựa chọn. Do đó, nguồn nhân lực trình độ công nghệ cao này rất thiếu.Trước nhu cầu nguồn nhân lực cao cấp của ngành thiết kế vi mạch, một số trường ĐH đã xây dựng các phòng thí nghiệm (PTN) trực thuộc như: ICDREC, PTN Thiết kế và Mô phỏng Vi mạch-Khoa Điện-Điện tử (ĐH Bách Khoa TP.HCM), PTN Thiết kế Vi mạch và Hệ thống nhúng và PTN Vi mạch-Khoa Điện tử - Viễn thông (ĐH Khoa học Tự Nhiên TP.HCM. Trường ĐH Duy Tân cũng xây dựng chuyên ngành “Thiết kế số” giảng dạy thiết kế và ứng dụng vi mạch- PTN Hệ thống số luôn tạo những điều kiện tốt nhất cho học viên tham gia huấn luyện, trao đổi, tìm kiếm các cơ hội thực tập, việc làm trong các buổi hội thảo với các công ty trong cùng lĩnh vực Vi mạch.

Cơ sở thực hành và lý thuyết trang bị tốt cộng với sự huấn luyện tận tình giảng viên trong Khoa và hiểu biết rộng về thiết kế vi mạch của Giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế.

Trở thành kỹ sư thiết kế, ngoài kiến thức chuyên ngành vi mạch, điện tử trong nhà trường, còn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo và khả năng tự nghiên cứu, cần nhất là niềm say mê.

 

 

Các tin khác