Tin Tức

TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

  • 18/03/2015
  • Tin Tức

Tần phổ của sóng điện từ là một tài nguyên quan trọng có giá trị xã hội, kinh tế và quốc phòng. Sự phát triển không ngừng các phương tiện truyền tin ở nước ta cũng như trên thế giới đã dẫn đến sự chật chội về phổ tần số

Mọi việc sử dụng các tần suất cũng như chế tạo các thiết bị vô tuyến điện tử phải dựa trên cơ sở khoa học, tức là phải đảm bảo sự tương thích điện từ EMC (chữ đầu của thuật ngữ tiếng Anh Electro Magnetic Compatibility). Rất nhiều nước đã ban hành tiêu chuẩn EMC quốc gia, tất cả các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử phải đảm bảo sản phẩm của họ phù hợp với tiêu chuẩn EMC.

Theo quy định chung, tính tương thích điện từ EMC được hiểu là: Đối với bất kỳ thiết bị vô tuyến điện tử nào đều phải:

  1. Không được gây ra can nhiễu vượt quá mức độ cho phép đối với sự hoạt động bình thường của thiết bị vô tuyến điện tử khác.

2. Bản thân thiết bị đó phải làm việc bình thường khi các nguồn tín hiệu khác đã làm việc.

Uỷ ban Tư vấn quốc tế về Thông tin vô tuyến CCIR chia dải tần phổ từ 10kHz đến 275GHz ra 38 băng tần dùng cho thông tin trên mặt đất và vũ trụ cho các khu vực lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra CCIR còn khuyến nghị kỹ thuật về vấn đề quy hoạch và sử dụng có hiệu quả phổ của trang thiết bị vô tuyến điện và tính tương thích của từng loại phương tiện.

Hiện nay, phần lớn các phương tiện vô tuyến điện bức xạ trên tần phổ thấp hơn 11GHz. Các phương tiện này là thiết bị dẫn đường, ra đa... và các thiết bị công nghiệp khác. Điều này xác định xác suất lớn nhất của các can nhiễu có hại lên một thiết bị vô tuyến điện. Thí dụ, một trạm rađa có công suất bức xạ xung lên tới 1012W gây ra công suất can nhiễu cho ở nơi rất xa hàng trăm km. Đặc biệt, đối với các thiết bị vô tuyến điện đặt trong không gian chật chội như trong con tàu vệ tinh hoặc phòng thí nghiệm vũ trụ v.v... việc đảm bảo tính tương thích điện từ EMC cho chúng là vấn đề phức tạp.

Can nhiễu có thể phân ra: can nhiễu thiên nhiên và can nhiễu công nghiệp.

- Can nhiễu thiên nhiên là can nhiễu phóng điện khí quyển, tạp âm vũ trụ bức xạ mặt trời mặt trăng.

- Can nhiễu công nghiệp có loại có phổ như tia lửa điện, phóng điện hồ quang. Can nhiễu công nghiệp có phổ hẹp do các thiết bị vô tuyến điện bức xạ ra. Sự bức xạ ra này còn chia ra bức xạ chính (còn gọi là bức xạ cơ sở) và bức xạ không chính (bức xạ phụ)

Bức xạ chính đảm bảo cho thiết bị này hoạt động bình thường và nằm trong dải tần công tác. Bức xạ không chính lại phân chia ra: bức xạ ngoài băng (phụ thuộc vào quá trình điều chế sóng) và bức xạ phụ nằm rất xa băng tần công tác (là bức xạ của các sóng hài)

Can nhiễu có dạng xung ra và dạng sóng liên tục. Can nhiễu có thể là can nhiễu ngoài, tác động qua các anten từ các nguồn đặt ở xa. Can nhiễu có thể là can nhiễu nội từ các nguồn rất gần (như trên đường thông tin vô tuyến chuyển tiếp, can nhiễu nội do các luồng (trunk) siêu cao tần lân cận gây ra.

Tiếp theo, ta còn cần phân biệt các can nhiễu do các phương tiện vô tuyến điện từ cùng công tác trong dải tần chung với các can nhiễu giữa các phương tiện công tác trong các dải tần khác nhau. Để chống lại các can nhiễu thứ nhất ta cải thiện các bộ lọc hay che chắn tốt. Muốn giảm bớt can nhiễu này, ta cũng cần giảm bớt độ nhạy của máy thu hoặc dùng tín hiệu đặc biệt có tác dụng giảm nhiễu điều chế vào sóng bức xạ.

File đính kèm:

Các tin khác