Nghiên cứu Khoa học

Kỹ thuật thiết kế vi mạch công suất thấp được áp dụng ở khâu nào?

  • 16/09/2020
  • Nghiên cứu Khoa học

Để giảm công suất trong một vi mạch, các kỹ thuật tối ưu công xuất cần được áp dụng đồng bộ từ khâu front-end, đến khâu back-end và công nghệ sử dụng. Ở đây, tác giả phân các mức thiết kế như sau:

  • Thiết kế kiến trúc hệ thống: thiết kế cấu trúc tổng quan, phân tích hệ thống, phương pháp và cơ chế giúp giảm công suất toàn chip và từng miền trong chip.
  • Thiết kế RTL: Phân tích các phương pháp giúp giảm công suất trong một thành phần, một khối hoặc một IP cụ thể
  • Thiết kế vật lý: Các kỹ thuật liên quan đến tổng hợp và layout
  • Công nghệ: Các kỹ thuật liên quan đến việc chỉnh sửa và tối ưu cell và CMOS của thư viện công nghệ (thư viện dùng để chế tạo và sản xuất chip)

undefined

Hình 1: Các mức thiết kế

Một số kỹ thuật thiết kế công suất thấp cần có sự phối hợp thực hiện ở nhiều mức thiết kế nhưng một số kỹ thuật chỉ áp dụng ở một mức thiết kế nào đó. Bài viết này tập trung vào các kỹ thuật có thể áp dụng trong thiết kế kiến trúc hệ thống và thiết kế RTL thuộc khâu front-end.

Thiết kế kiến trúc hệ thống quyết định đến công suất tiêu thụ toàn chip. Công suất tiêu thụ có thể giảm tối đa bao nhiêu là tùy thuộc vào bước này. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng áp dụng các kỹ thuật giảm công suất ở các mức thiết kế khác. Ví dụ, ở mức thiết kế kiến trúc, một miền nào đó được quyết định “phải luôn được cấp clock” trong suốt quá trình hoạt động thì kỹ thuật “clock gating” không được dùng để on/off clock cho toàn miền để giảm công suất tích cực.

Thiết kế RTL là thiết kế chi tiết các thành phần logic, lõi IP trong một chip. Dựa trên yêu cầu chung của thiết kế kiến trúc, bước này áp dụng các kỹ thuật phù hợp để giảm công suất ở phạm vi cục bộ ở từng thành phần logic. Ví dụ, lõi IP A thuộc miền luôn được cấp clock tuy nhiên các block trong lõi IP có thể được áp dụng kỹ thuật clock gating để on/off clock cho từng thành phần dựa trên yêu cầu hoạt động cụ thể. Bên cạnh đó, RTL code của các logic bên trong từng block sẽ được mô tả theo hướng cho phép bước “thiết kế vật lý” có thể chèn các cell clock gating để on/off clock.

Thiết kết vật lý được hiểu là các bước từ tổng hợp (synthesis) xuống đến layout. Cũng căn cứ trên yêu cầu chung của thiết kế kiến trúc và chức năng cụ thể của thiết kế RTL, bước này áp dụng các kỹ thuật phù hợp đế tối ưu công suất tiêu thụ. Ví dụ, bước synthesis sẽ quyết định việc chèn hay không chèn các cell clock-gating.

undefined

 

Hình 2: Minh họa sự ảnh hưởng của các mức thiết kế đến kỹ thuật clock gating

Trong hình minh họa trên, kỹ thuật clock gating không được dùng để tắt clock của miền C vì miền này yêu cầu luôn cấp clock trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên ở mức thiết kế RTL, các thành phần logic trong miền C có thể được áp dụng kỹ thuật clock gating để tắt clock các FF khi không cần cập nhật giá trị mới.

Các tin khác