Nghiên cứu Khoa học
Kỹ thuật mã hóa không gian thời gian lớp BLAST
Sau khi khám phá ra khi các đường tán xạ đủ lớn kênh truyền đa đường vô tuyến có khả năng cung cấp một dung lượng khá lớn nhờ vào các kiến trúc xử lý thích hợp. Năm 1996, G.J. Foschisi thuộc phòng thí nghiệm Bell đã đưa ra kiến trúc D-BLAST (Diagonal-Bell Laboratories Layered Space-Time) sử dụng đa anten phát và thu với kỹ thuật mã hóa phân lớp theo đường chéo, từng khối dữ liệu sẽ được truyền theo đường chéo. Trong môi trường tán xạ Rayleigh, kiến trúc này có thể cung cấp dung lượng tăng tuyến tính theo số anten phát và anten thu (với giả sử rằng số anten phát và thu là bằng nhau) và có thể đạt tới gần 90% dun glượng Shanon. Tuy nhiên sự phức tạp của kiến trúc D-BLAST khó có thể thực hiện được. Năm 1996 Wolniansky cùng với Foschini, Golden và Valenzuela đã đưa ra kiến trúc V-BLAST, kiến trúc này đã thực hiện thực thời gian thực trong phòng thí nghiệm Bell với hiệu suất băng thông lần đầu tiên lên tới 20-40 bps/Hz tại mức tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR từ 24 đến 34 dB.