Nghiên cứu Khoa học

Hệ thống giám sát xe Điện thông minh

  • 19/03/2023
  • Nghiên cứu Khoa học

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với sự phát triển không ngừng của khoa học hiện đại, con người đã ngày càng nâng cao hơn đời sống của mình để trở nên hiện đại và tiện nghi hơn.Chính từ lý do đó, con người đã có rất nhiều sáng tạo để giúp cải thiện cuộc sống cho bản thân họ và cho toàn xã hội. Và xu hướng hàng đầu hiện nay đó chính là XE ĐIỆN, xe điện ngày càng được phổ thông và thương mại hóa. Vì vậy, nhu cầu theo dõi và giám sát những chiếc xe của các cá nhân cũng rất được chú trọng.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang khởi động các cuộc chạy đua về xe điện, những khoản trợ cấp của chính phủ vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ cấp chỗ đậu xe miễn phí..., đã tạo điều kiện rất lớn cho các công ty xe điện phát triển và các công ty xe chạy bằng xăng dầu cũng đã chuyển sang sản xuất các dòng xe điện.

Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện cho thuê hay cho con cái sử dụng thì việc giám sát rất quan trọng. Bao gồm các công việc cụ thể như: theo dõi vị trí, tính quảng đường đi, chống trộm, mức phần trăm Pin của xe để biết được khi nào xe cần phải sạc Pin lại hoặc có thể theo dõi mức Pin trong quá trình sạc. Vì vậy,nhómem quyết định thực hiện một hệ thống đơn giản để áp dụng lý thuyết đã học vào đề tài thực hiện là: “Hệ thống giám sát xe Điện thông minh”.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Ứng dụng IoT, thiết kế và chế tạo thiết bị “Hệ thống giám sát xe Điện thông minh”. Cụ thể gồm các chức năng:

-        Giám sát chống trộm, báo động tại chổ hoặc gửi thông tin cảnh báo qua App điện thoại cho người chủ sở hữu.

-        Giám sát mức pin, hiển thị mức pin hiện tại, gửi các thông số này và cảnh báo cho người dùng.

-        Giám sát vị trí giúp người chủ theo dõi.

3. Đối tượng nghiên cứu:

-Mạch đo pin

-ESP8266

- Cảm biến chống trộm

- Cảm biến định vị

-LCD I2C

-Voltage sensor

-Android Studio

- Server Thingspeak

4. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a) Cách tiếp cận:

Tiếp cận từ nhu cầu thực tiễn, nghiên cứu lý thuyết, từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề.

b) Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập tài liệu nghiên cứu, bao gồm tài liệu lý thuyết và thực nghiệm. Tìm kiếm trên mạng Internet hay xem trên youtube liên quan đến đề tài nói chung và những bộ phận riêng lẻ nói riêng.

Khảo sát thực tế các yếu tố liên quan đến thực nghiệm như cơ sở vật chất, mặt bằng kỹ thuật và công nghệ, thiết bị sẵn có, linh kiện có mặt trên thị trường.  

Xây dựng mô hình tổng quan về module giao tiếp, từ đó phát triển chi tiết các thuật toán cần sử dụng trong đề tài.

Thao tác thử nghiệm các thuật toán trực tiếp trên phần cứng để lựa chọn phương pháp phù hợp.

Tìm hiểu từng linh kiện trong đề tài.

Thiết kế mô hình phần cứng.

− Thiết kế phần mềm.

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

a) Nội dung nghiên cứu (trình bày dưới dạng đề cương nghiên cứu chi tiết)

Phần 1: Nghiên cứu lý thuyết liên quan.

- Nghiên cứu về vi điều khiển Arduino Uno R3.

- Nghiên cứu lập trình trên vi điều khiển Arduino Uno R3.

- Nghiên cứu phương pháp giao tiếp giữa vi điều khiển Arduino Uno R3 với các linh kiện khác như: Module I2C, LCD, voltage sensor, định vị, cảm biến chống trộm, SIM900…

Phần 2: Thiết kế và thi công hệ thống.

- Xây dựng các sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán.

- Thiết kế và thi công mô hình hệ thống.

- Lập trình giao tiếp.

- Kiểm thử.

Phần 3: Kiểm thử

- Hoàn thiện mô hình, kiểm thử.

- Viết báo cáo.

Các tin khác