Nghiên cứu Khoa học

Hệ thống cảnh báo dừng xe sai vạch

  • 18/10/2024
  • Nghiên cứu Khoa học

1 Tổng quan.

Cuộc sống của con người Việt Nam đang ngày càng được nâng cao, đầy đủ và hiện đại hơn. Theo đó, các phương tiện tham gia giao thông cũng tăng lên về cả chất lượng và số lượng. Tuy nhiên, tồn tại bên cạnh sự văn minh hiện đại là thói quen đứng sai làn đường, vạch đường khi tham gia giao thông của người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn của Việt Nam. Điều này đã làm mất đi hình ảnh đẹp của người Việt Nam trong mắt bạn bè Quốc tế.

Đề tài “Hệ thống cảnh báo dừng xe sai vạch ” mong muốn góp phần đưa giao thông Việt Nam đi vào nề nếp, văn minh hơnvà hy vọng dự án này sẽ dần tạo ra một thói quen cho mọi người khi tham gia giao thông.

2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Hiện nay, có rất nhiều bài viết cũng như các dự án, công trình nhằm xây dựng nền văn hóa giao thông trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, các công trình nói về việc nhắc nhở người tham gia giao thông đứng đúng vạch đường quy định lại rất ít cả trong và ngoài nước.

Ở trong nước, tính đến năm 2013 tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km. Riêng số lượng xe môtô và xe gắn máy đã tăng lên nhanh chóng từ 21.721.282 chiếc năm 2007 lên 33.906.433 chiếc năm 2013 và theo thống kê con số này còn tăng lên cao trong vài năm tới. Với tình trạng ”đất chật người đông”,việc giáo dục người tham gia giao thông chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền thông qua băng-rôn, khẩu hiệu,loa phát thanh, đài truyền hình, báo chí… chứ chưa có công trình nào dành riêng cho việc cảnh báo xe đứng sai làn đường quy định.

Ở ngoài nước, do cơ sở hạ tầng và phương tiện tham gia giao thông khác với nước ta nên tính đến nay chưa có dự án hay công trình nào đề cập đến vấn đề này.

3. Sơ đồ khối phần cứng.

 

undefined

                                            Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống

• Cảm biến siêu âm: Có nhiệm vụ xác định xe đứng sai làn đường, gửi tín hiệu đến mạch điều khiển để xử lý.

• Mạch điều khiển: Nhận tín hiệu từ cảm biến siêu âm để điều khiển các mạch khác trong hệ thống.

• Mạch âm thanh: Nhận tín hiệu từ mạch điều khiển và phát ra câu nói nhắc nhở.

• Mạch nguồn: Cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống.

• Mô hình đèn giao thông

4. Lưu đồ thuật toán.

undefinedundefined

Hình 2. Lưu đồ thuật toán.

• Giải thích:

Khi đèn đỏ bật, mạch điều khiển sẽ kích hoạt chân Trigger hoạt động. Trong khi thời gian đèn đỏ vẫn còn, nếu có tín hiệu được trả về từ chân Echo giá trị sau 3 lần đo giống nhau thì MSP430G2553 sẽ điều khiển mạch âm thanh phát ra câu nhắc nhở. Ngược lại, hệ thống sẽ kiểm tra đèn đỏ còn hoạt động hay ko và lặp lại các bước như trên.

Để phân biệt trường hợp người đi bộ đi sang vạch hay là người tham gia giao thông đứng sai vạch quy định, đề tài đã sử dụng phương pháp: kiểm tra giá trị chân Echo trả về sau 3 lần đó. Nếu khoảng cách 3 lần đó là như nhau hoặc lệch nhau trong phạm vi cho phép ( lần đo thứ 3 lệch so với lần đo đầu tiên nhỏ hơn 3cm trên mô hình ) thì kết luận đây là xe đứng sai làn đường và phát ra câu nói nhắc nhở, ngược lại khoảng cách 3 lần đo là khác nhau và chênh lệch lớn thì sẽ không phát câu nói nhắc nhở.

Để phân biệt người đi bộ qua đường đơn lẻ và đi tập thể: Ở chỗ tín hiệu đèn giao thông, Người đi bộ ở Việt Nam đa phần đi đúng phần đường dành cho người đi bộ.Trường hợp đi tập thể: nếu đi không đúng phần đường thì cảm biến sẽ dựa trên khoảng cách đo được để phát câu nhắc nhở; khoảng cách giữa các người đi sẽ khác nhau hiếm khi trùng bước lên nhau (vì cảm biến sẽ đo qua 3 lần nếu khoảng cách là như nhau nó mới phát ra câu nói). Vì vậy trường hợp cảm biến siêu âm nhận về tín hiệu sai là rất ít xảy ra.

Các tin khác