Nghiên cứu Khoa học

Công suất tiêu thụ của logic bên trong chip

  • 16/09/2020
  • Nghiên cứu Khoa học

Trước khi tìm hiểu các kỹ thuật tối ưu công suất, chúng ta cần biết mạch logic bên trong chip (cổng logic, Flip-Flop, Latch, …) sẽ tiêu thụ công suất như thế nào? và điều gì ảnh hưởng đến công suất tiêu thụ của các logic này? Hiểu được nguồn gốc của việc tiêu thụ công suất trong mạch logic giúp chúng ta giải thích được nguyên lý và ảnh hưởng của các kỹ thuật thiết kế công suất thấp.

undefined

Hình 1: Cấu tạo bên trong một chip (IC)

Chúng ta nhìn sâu vào bên trong một chip. Công suất tiêu thụ của một chip chủ yếu liên quan đến hoạt động của các CMOS. Về cơ bản, tổng công suất tiêu thụ (Ptotal) gồm:

Ptotal = Pactive + Pleakege = Pdynamic + Psc + Pleakage

Công suất tiêu thụ trong mạch logic chia làm hai loại:

  • Công suất tích cực (active power, Pactive) là năng lượng tiêu tiêu thụ khi mạch logic (cổng logic) chuyển mạch (switching).
  • Công suất động (dynamic power, Pdynamic), còn gọi là công suất chuyển mạch (switching power), là năng lượng cần có cho việc nạp hoặc xả trên tụ điện ở tải ngõ ra (load capacitance).
  • Công suất ngắn mạch (short circuit power, Psc) là năng lượng tiêu hao do dòng ngắn mạch từ nguồn (source) đến đất (ground) xuất hiện trong khi các CMOS chuyển trạng thái.

undefined

Hình 2: Cấu trúc CMOS của cổng đảo (inverter, NOT)

undefined

Hình 3: Minh họa các dòng sinh ra công suất tích cực khi xảy ra chuyển mạch trên một cổng đảo (a) Dòng nạp khi ngõ vào In chuyển mức logic từ 1 sang 0 (b) Dòng xả khi ngõ vào In chuyển mức logic từ 0 sang 1 (c) Dòng ngắn mạch trong khi chuyển mạch

  • Công suất tĩnh (static power), còn gọi là công suất rò (leakage power, Pleakage) là năng lượng hao tổn do dòng rò, sinh ra khi logic trong trạng thái ổn định (steady-state), không có sự chuyển mạch. Các nguồn dòng rò gồm:

- I1: Dòng rõ dưới ngưỡng (Subthreshold leakage, ISUB), ký hiệu là Isub, là dòng từ cực D đến cực S. Dòng rò này sinh ra do phân cực yếu, dưới mức ngưỡng.

- I2: (Drain-Induced Barrier Lowering – DIBL)

- I2’: Dòng puchthrough (Channel punchthrough current)

- I3: Dòng rò đường ống trực tiếp từ cực G (Gate direct-tunneling leakage current) sinh ra do độ dày lớp “gate oxide” mỏng nên có các điện tử di chuyển qua lại giữa cực G và chất nền.

- I4: Dòng rò cực D do cảm ứng cực G (Gate-induced drain leakage current, GIDL).

- I5: Dòng rò ngược trên lớp tiếp giáp p-n (reverse-biased junction leakage current), còn gọi là dòng rò diode. Dòng này chảy từ cực S hoặc D đến chất nền (substrate).

- I6: Dòng cực cổng G do tiêm chất mang nóng (Gate current due to hot-carrier injection)

undefined

Hình 4: Các loại dòng rò trên CMOS

Các kỹ thuật giúp giảm công suất tiêu thụ của một vi mạch được gọi chung là “kỹ thuật thiết kế công suất thấp” (low power design technique hoặc low power technique). 

Mỗi kỹ thuật thiết kế công suất thấp có mức ảnh hưởng khác nhau, có kỹ thuật giúp giảm công suất tiêu thụ đáng kể, có kỹ thuật chỉ giúp giảm ít. Mỗi kỹ thuật cũng có mục tiêu giảm công suất khác nhau, có kỹ thuật giúp giảm công suất tích cực, có kỹ thuật giúp giảm công suất sinh ra do dòng rò. 

Các tin khác